• Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng suy giảm trí nhớ

    Đôi khi thỉnh thoảng chúng ta bỏ lỡ các cuộc hẹn, quên gửi email quan trọng, không nhớ tên người quen hoặc để chìa khóa trên bàn làm việc mà đi đến chỗ để xe mới chợt nhớ ra… Hãy cẩn thận, những dấu hiệu trên chính là biểu hiện thường gặp của tình trạng suy giảm trí nhớ và có thể dẫn đến mất trí.

    Có tới khoảng 35% người dưới 35 tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ

    Suy giảm trí nhớ là triệu chứng không thể bỏ qua trong đời sống hiện nay

    Suy giảm trí nhớ là triệu chứng không thể bỏ qua trong đời sống hiện nay

     

    Suy giảm trí nhớ là bệnh lý thoái hóa thần kinh thường xảy ra ở lứa tuổi trung niên và người lớn tuổi với các biểu hiện như: khả năng tập trung kém, hay quên, đãng trí, tư duy chậm. Nhiều người mô tả những hành vi của họ như nói chuyện nọ xọ chuyện kia, thường lặp đi lặp lại một câu hỏi hay mất nhiều thời gian để tìm đồ dùng vì quên vị trí để chúng, diễn đạt lời nói lủng củng, vòng vo do quên từ ngữ, rối loạn cảm xúc và giảm khả năng suy xét, ra kết luận, đánh giá. Điều đó cho thấy rõ là suy giảm trí nhớ diễn ra âm thầm và tăng dần lên theo tuổi tác.

     

    Có khá nhiều người cho rằng, suy giảm trí nhớ chỉ có ở nhóm người trung lão niên. Tuy nhiên, trong môi trường hiện đại ngày nay có rất nhiều trường hợp người trẻ (dưới 35 tuổi) gặp phải các triệu chứng về suy giảm trí nhớ với dấu  hiệụ như: quên đầu, quên đuôi, khả năng tập trung kém, tư duy thiếu nhạy bén. Theo uớc tính hiện nay, khoảng 35% người dưới 35 tuổi đang gặp các triệu chứng về suy giảm trí nhớ. Họ dễ căng thẳng, hay cáu gắt, nổi nóng hay mệt mỏi, stress trong công việc.

     

    Anh N.T.P (27 tuổi, nhân viên văn phòng) thường than với đồng nghiệp về sự đãng trí của mình. Chẳng hạn như là, những tài liệu anh phải đưa lên cho sếp ký duyệt thì lúc nào anh cũng sẽ quên một, hai giấy tờ nào đó mà đến khi lên phòng của sếp anh mới nhớ ra. Đôi khi có những lúc anh phải đi đón con lúc tan sở nhưng vì quên béng việc đó nên anh lại ngồi làm thêm giờ ở cơ quan.

     

    Nguyên nhân chính của tình trạng suy giảm trí nhớ xuất phát từ khả năng chỉ huy thông tin của não. Toàn bộ hoạt động ghi nhớ, lưu trữ và tái hiện thông tin được não chỉ huy thực hiện thông qua hàng triệu tỉ neuron tế bào thần kinh. Bộ não chỉ vận hành mạch lạc, truyền dẫn thông tin diễn ra trơn tru khi tế bào thần kinh khỏe mạnh. Nếu quá trình truyền dẫn bị gián đoạn, trục trặc thì khả năng ghi nhớ, tư duy bị giảm sút rõ rệt.

    Điều đặc biệt là não chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại cần đến trên 20% lượng oxi và đường để phục vụ cho hoạt động truyền dẫn thường xuyên và liên tục kể cả khi ngủ. Bên cạnh đó với nhịp sống hiện đại, gấp gáp, nhiều áp lực như hiện nay, con người dễ rơi vào tình trạng stress, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, hay mất ngủ…sẽ sản sinh ra rất nhiều gốc tự do trong não và chúng sẽ tấn công và gây tổn thương các tế bào thần kinh và các mạch máu nuôi não.

    Cùng với tuổi tác và những yếu tố khác, nếu không cải thiện tình trạng trên đúng cách và kịp thời thì tình trạng suy giảm trí nhớ sẽ ngày càng nặng thêm. Thống kê cho thấy, khoảng 55% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành sa sút trí tuệ 3 tới 5 năm sau đó.Và lúc này, người bệnh sẽ đối diện nguy cơ mắc chứng bệnh Alzheimer. Quá trình suy giảm trí nhớ tiến triển thành sa sút trí tuệ gây ra những tổn hại khó phục hồi cho não như teo não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu..

     

    Chăm sóc não để chặn đứng suy giảm trí nhớ

    Chăm sóc não để cải thiện suy giảm trí nhớ

    Chăm sóc não để cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ

     

    Suy giảm trí nhớ diễn tiến trong âm thầm nên rất nhiều người vẫn còn chủ quan và nghĩ rằng những dấu hiện như đã nêu chỉ là nhất thời nên thường bỏ qua. Theo thống kê của Hội Thần kinh học TP.HCM, có đến 93% bệnh nhân suy giảm trí nhớ không được chú ý cải thiện.

     

    Những người bị suy giảm trí nhớ do nguyên nhân thực thể thường phải đối mặt với các vấn đề như tác dụng phụ của thuốc, rối loạn chuyển hóa, trầm cảm, thiếu dinh dưỡng. Nếu cải thiện đúng nguyên nhân người bệnh sẽ phục hồi tốt.


    Ngoài ra, để phòng ngừa và cải thiện suy giảm trí nhớ, theo các chuyên gia, cần  thường xuyên duy trì hoạt động ghi nhớ, tư duy của não. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh những người làm việc trí óc thường xuyên sẽ giảm được 60% nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với những người ít làm việc bằng trí óc . Bên cạnh đó, phải đảm bảo não không bị quá tải do hoạt động hết công suất. Muốn vậy, ta cần phải quản lý công việc có trật tự, sắp xếp thời gian hợp lý, rõ ràng, không ôm đồm; hạn chế các yếu tố gây stress, loại bỏ các yếu tố gây áp lực, lo âu trong cuộc sống;  dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; hạn chế dùng các chất kích thích và tập thể dục giúp não khỏe mạnh. Ngoài, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hợp lý nhằm ngăn chặn sự thoái hóa và hư hại của tế bào thần kinh.

     

    >>> Xem thêm: Hoạt huyết dưỡng não Cerecaps

    Ngày đăng: 30-12-2019 1,063 lượt xem