• Cục máu đông trong não : Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ

    Cục máu đông (huyết khối) là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não với tỷ lệ 85%. Cục máu đông được hình thành gây tắc mạch máu não hoặc các mạch máu quan trọng (phần lớn ở tim) nuôi dưỡng não. Từ đó, gây ra các bệnh nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa mạch vành hay huyết khối tĩnh mạch sâu

    1. Cục máu đông (huyết khối) là gì?

    • Cục máu đông (huyết khối) là quá trình tập trung máu đến các mạch máu bị rách và làm ngừng chảy máu, khi một người bị chảy máu, quá trình tạo máu đông sẽ được kích hoạt.
    • Ban đầu, các tiểu cầu được triệu tập đến vùng tổn thương để tạo ra nút bao quanh vết thương. Sau đó, chúng được kết dính với nhau nhờ các sợi fibrin được tạo ra trong quá trình hoạt hóa các yếu tố đông máu. Các tiểu cầu đến trước phóng thích các chất hóa học để thu hút các tiểu cầu khác tạo thành một cục máu đông bền hơn và ngăn chặn tình trạng chảy máu.
    • Các protein trong cơ thể có vai trò xác định thời điểm dừng lại quá trình tạo cục máu đông khi nó đủ lớn. Khi vết thương được chữa lành, các sợi fibrin sẽ tự hòa tan và những tiểu cầu quay trở lại mô máu bình thường.
    Cục máu đông là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não
     
    2. Đột quỵ não là gì?
    • Đột quỵ não là một tổn thương tại não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể dẫn đến não bị thiếu oxy và dinh dưỡng dẫn đến quá trình tự chết của các tế bào não. Vì những tác hại nghiêm trọng này, đột quỵ được coi là một tình huống cấp cứu y tế cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
     
    3. Cục máu đông - Nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não và các bệnh lý nguy hiểm khác:
    • Có tới 85% các ca đột quỵ não là do cục máu đông. Cục máu đông được hình thành trong mạch máu sẽ làm tắc lưu thông dòng máu, khiến não bị thiếu máu cục bộ. Khi các tế bào não chết đi, các triệu chứng như mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, giảm thị lực, thậm chí là liệt nửa người, khó nói...sẽ xảy ra.Có 2 dạng đột quỵ não do hình thành cục máu đông (đột quỵ não do thiếu não cục bộ):
    • Đột quỵ do huyết khối: Do sự tồn tại của cục máu đông (huyết khối) được hình thành trong động mạch ở cổ hoặc não. Tức là cục máu đông hình thành trực tiếp tại não. Những động mạch này có thể có tích tụ chất béo, gọi là các mảng bám theo thời gian gây tắc mạch làm hạn chế hoặc mất hoàn toàn sự lưu thông của dòng máu.
    • Đột quỵ do tắc mạch: Do sự tồn tại của các cục máu đông hình thành các bộ phận khác trong cơ thể (thường là tim) và di chuyển đến não. Biểu hiện thường gặp là nhịp bất thường ở hai buồng phía trên của tim (rung tâm nhĩ), có thể làm hình thành cục máu đông.
    Đột quỵ do huyết khối: Do sự tồn tại cục máu đông được hình thành trong động mạch ở cổ hoặc não
     
    4. Những dấu hiệu và triệu chứng cục máu đông (huyết khối) ?
    • Khi huyết khối xảy ra ở tĩnh mạch, vùng đó sẽ tấy đỏ, đau, sưng và có thể ấm hơn các vùng bình thường. Có khi vùng bị thương sưng lên có màu xanh do cục máu đông lớn.
    • Nếu đông máu xảy ra trong các động mạch, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Máu chảy qua động mạch để thực hiện các chức năng sinh học như hô hấp, do đó nếu bị cục máu đông làm tắc người bệnh có thể sẽ đổ mồ hôi, khó thở, đôi khi buồn nôn, đau ngực hoặc tăng huyết áp, khó tiêu.
    • Nhìn chung, máu không đến được não sẽ gây ra lú lẫn, mất (giảm) thị lực hoặc khó nói chuyện.
     
    5. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ não?
    Những nguy cơ có thể kiểm soát được bao gồm:
    • Tăng huyết áp: Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ do sự hình thành các cục máu đông gây đột quỵ. Do cao huyết áp có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ 2-6 lần, nên kiểm soát huyết áp bằng thuốc có thể giúp giảm nguy cơ đáng kể.
    • Hút thuốc lá: Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ do tắc mạch máu. Hút thuốc có thể làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nếu bạn dừng hút thuốc hôm nay, trong vòng 2-5 năm, nguy cơ đột quỵ sẽ giảm xuống ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.
    • Cholesterol cao và thừa cân: Mức cholesterol <= 200 là tốt nhất cho người trưởng thành. Cholesterol bị dư thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này. Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp mở đường cho các yếu tố nguy cơ khác của đột quỵ. Lối sống ít vận động có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Uống các thuốc statin làm giảm cholesterol có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.
    Cholesterol bị dư thừa có thể tích tụ trên thành động mạch và dẫn đến tắc những mạch này
     
    Những nguy cơ không thể kiểm soát được bao gồm:
    • Tuổi tác: Nguy cơ đột quỵ tăng gấp đôi mỗi 10 năm kể từ tuổi 55.
    • Giới tính: Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn một chút so với nữ giới.
    • Tiền sử gia đình: Nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nếu gia đình có người từng bị đột quỵ.
    • Đái tháo đường: Kiểm soát không tốt đái tháo đường có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn làm tăng nguy cơ đột quỵ.
    • Bệnh tim mạch: Bị đau tim có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Một yếu tố nguy cơ bổ sung là một bất thường ở tim gọi là rung tâm nhĩ (AF). Ở người bị AF, tâm nhĩ trái có thể đập nhanh và không kiểm soát được lên đến 400 lần một phút cao hơn mức bình thường gấp nhiều lần 60-100 lần/phút. Nếu không được điều trị, AF có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 4 - 6 lần.
    • Đột quỵ tái phát: Một người có tiền sử đột quỵ có nguy cơ cao bị đột quỵ tái phát. Nguy cơ cao này cao nhất là trong vòng vài tháng đầu tiên, kéo dài xấp xỉ 5 năm và giảm dần theo thời gian.
    • Cơn thiếu máu não thoáng qua: Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Các thuốc, bao gồm aspirin có thể giúp ngăn ngừa cơn đột quỵ trong tương lai.
    6. Những thói quen sinh hoạt nào giúp hạn chế hình thành máu đông trong não?
    • Tăng cường hoạt động thể chất
    • Giữ mức độ cholesterol ổn định bằng chế độ ăn uống lành mạnh với hàm lượng chất béo bão hòa, cholesterol và muối thấp.
    • Kiểm soát huyết áp hàng ngày
    • Thực hiện giảm cân
    • Giữ đường huyết ổn định
    • Không hút thuốc lá, kiêng rượu bia.
    • Tránh bị căng thẳng, thức khuya và lao động quá sức.

     

    Ngày đăng: 25-04-2020 1,785 lượt xem