• Cholesterol là gì ? Những điều cần biết để có sức khỏe tốt

    Cholesterol đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó giúp cho sự hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh, cần cho sự sản xuất một số hoocmôn như hoocmôn tuyến thượng thận, sinh dục…Trong cơ thể, cholesterol có từ 2 nguồn: từ trong cơ thể sản xuất ra (chủ yếu từ gan) và từ thức ăn

    1. Cholesterol là gì?

    • Cholesterol là thành phần của lipid máu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể con người.
    • Cholesterol là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của tế bào thần kinh con người. Cholesterol có chức năng sản xuất một số loại hormone giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường.
    • Cholesterol được hình thành từ các cơ quan của cơ thể và thức ăn. Trong đó 80% Cholesterol có trong máu được sản xuất từ cơ thể (chủ yếu từ gan), còn lại là từ thức ăn.
    • Do đó bạn có thể bổ sung Cholesterol cho cơ thể từ những thực phẩm giàu Cholesterol như thịt, lòng đỏ trứng, sữa...
    LDL-Cholesterol cao gây ra tình trạng lắng mỡ ở thành mạch máu, tim, phổi, gây xơ vữa ở động mạch
     
    2. Có mấy loại Cholesterol?
    Cholesterol không hòa tan trong máu. Do đó khi cholesterol lưu thông trong máu nó phải được bao quanh bằng một lớp áo protein hay còn gọi là lipoprotein. Có 2 loại lipoprotein quan trọng là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL). Cholesterol loại LDL chuyên chở hầu hết cholesterol của cơ thể. Khi có nhiều LDL trong máu, thành động mạch sẽ lắng đọng mỡ gây ra vữa xơ động mạch, do đó LDL được gọi là cholesterol “xấu”. Ngược lại HDL lại lấy cholesterol ra khỏi máu và ngăn chúng không xâm nhập vào thành động mạch, do đó HDL được gọi là cholesterol “tốt”.
     
    HDL - Cholesterol
    • Lượng HDL - Cholesterol chiếm khoảng 25-30 % lượng Cholesterol có trong máu. HDL - Cholesterol  có chức năng vận chuyển Cholesterol từ máu về gan và đưa Cholesterol ra khỏi các xơ vữa ở động mạnh giúp hạn chế gây biến chứng về tim mạch do đó được gọi là Cholesterol tốt.
    • Nếu hàm lượng HDL - Cholesterol suy giảm sẽ làm tăng tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch. Nguyên nhân khiến HDL - Cholesterol  suy giảm do béo phì, thừa cân, hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên.
    LDL – Cholesterol
    • LDL - Cholesterol có chức năng vận chuyển lượng Cholesterol trong cơ thể. Nếu hàm lượng LDL - Cholesterol quá nhiều có thể gây ra tình trạng lắng mỡ ở thành mạch máu, tim, phổi, gây xơ vữa ở động mạch. Những xơ vữa này tích tụ lâu ngày có thể gây tắc mạch máu hoặc vỡ mạch máu đột ngột.
    • Nguyên nhân khiến LDL - Cholesterol tăng có thể do chế độ ăn uống, hút thuốc lá, lười vận động, cao huyên áp, tiểu đường...
    Lp(a) Cholesterol
    • Ngoài 2 loại Cholesterol chính thì còn một loại Cholesterol là Lp(a) Cholesterol. Đây là biến thể của  LDL – Cholesterol.
    • Khi hàm lượng Lp(a) Cholesterol tăng khiến sẽ tăng nguy cơ hình thành các xơ vữa ở động mạch.

    >>> Xem thêm Viên uống Phytomix-Ch giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm mỡ, giảm LDL- Cholesterol "xấu" trong máu, giảm mỡ trong các mô

    3. Cần làm gì để giảm Cholesterol "xấu" và tăng Cholesterol "tốt"?

    Khẩu phần ăn hàng ngày:

    Ăn nhiều chất béo động vật, thực phẩm có nhiều cholesterol hay quá nhiều năng lượng sẽ làm tăng LDL và tăng cholesterol toàn phần, gây ra vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Vì thế để phòng chống tăng cholesterol “xấu”, bạn nên áp dụng một chế độ ăn như sau:
    • Lượng cholesterol ăn vào nên dưới 300mg/ngày. Dùng dầu thực vật và mỡ động vật ở tỷ lệ cân đối, thích hợp cho từng lứa tuổi. Loại bỏ thức ăn nhiều mỡ, hạn chế ăn các phủ tạng động vật.
    • Lượng đạm nên chiếm 12 – 15% tổng năng lượng của khẩu phần: thịt bò, gà nạc, thăn lợn, đậu đỗ. Nên ăn cá. Chú ý nên ăn kết hợp cả đạm thực vật và động vật.
    • Chất đường bột: chiếm 60 – 70% tổng năng lượng của khẩu phần. Hạn chế ăn đường, mật, tối đa 10-20g/ngày. Sử dụng ngũ cốc kết hợp khoai củ.
    • Tăng vitamin, chất khoáng, nguyên tố vi lượng, chất xơ chủ yếu ở rau, hoa quả, gạo, mỳ.
    Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá
    • Không dùng rượu bia, thuốc lá sẽ giúp giảm cholesterol "xấu" và tăng Cholesterol "tốt", đồng thời các cơ quan khác trong cơ thể cũng được hưởng lợi từ hành động này.
    Bảng trị số thể hiện nồng độ Cholesterol bình thường và cần lưu ý
     
    Tập thể dục thường xuyên
    • Dù bạn có béo hay không, tập thể dục vẫn giúp giảm cholesterol. Hơn nữa các hoạt động thể lực vừa phải có thể làm tăng cholesterol tốt còn gọi là Cholesterol HDL. Nếu bác sĩ đổng ý, bạn có thể tập từ 30 tới 60 phút mỗi ngày.Bạn hãy đi bộ nhanh vào giờ nghỉ trưa. Bạn hãy đi làm bằng xe đạp. Bạn hãy bơi vài vòng. Bạn hãy chơi một môn thê thao ưa thích. Muốn có động cơ thúc đẩy, bạn nên kiểm một bạn cùng tập hoặc gia nhâp một nhóm nào đó. Và bạn nên nhớ bất cứ hoạt động nào cũng đều hữu ích. Ngay cả khi bạn leo cẩu thang thay vì dùng thang máy hoặc làm vài động tác đứng lên ngổi xuống trong khi xem TV cũng đem lại lợi ích cho sức khoẻ
    Ăn nhiều rau củ quả
    • Trái cây và rau chứa nhiểu chất sợi có công dung giảm cholesterol. Mùa nào thì bạn nên ăn trái cây mùa nấy. Nếu bạn thích trái cây khô thì chỉ nên ăn mỗi ngày một vốc bằng nắm tay thôi vì trái cây khô có nhiều calori hơn trái cây tươi
    Để đánh giá lượng Cholesterol trong máu thì xét nghiệm máu là cách để biết bạn có ở trong mức cho phép hay không để đưa ra phương hướng điều trị kịp thời. Với những thông tin về Cholesterol cũng như các loại Cholesterol và ý nghĩa các chỉ số của Cholesterol hi vọng sẽ giúp bạn tránh được các bệnh về tim mạch cũng như xơ vữa ở động mạch.
     
     
    Ngày đăng: 10-04-2020 1,364 lượt xem