• Triệu chứng của bệnh gút và cách phòng ngừa bệnh gút đơn giản tại nhà

    Trước đây, bệnh gút được ví như “bệnh của vua” vì nó thường xuất hiện ở người giàu, ít vận động. Ngày nay, bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Chính vì vậy, không chỉ những người giàu, người thường xuyên ăn thịt, uống rượu mà ai cũng cần có cách phòng bệnh gút thật tốt.

    1. Bệnh gút là gì?

    Gút là tình trạng viêm khớp mạn tính gây ra bởi sự dư thừa của nồng độ axit uric trong máu. Axit uric được phân hủy từ quá trình chuyển hóa của cơ thể. Ăn quá nhiều các thực phẩm như: Thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật,… cũng có thể khiến nồng độ axit uric máu tăng cao. Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu và được đào thải ra ngoài nhờ thận. Khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc thận không đủ khả năng để loại bỏ, sẽ khiến axit uric kết tinh tại mô khớp, gây đau đớn dữ dội.

    Bệnh gút gây đau dữ dội tại khớp

    Bệnh gút gây đau dữ dội tại khớp

    2. Triệu chứng của bệnh gút

    Các triệu chứng chủ yếu của giai đoạn bệnh gút cấp tính là những cơn đau khớp đột ngột, đặc biệt là về đêm. Đau tăng khi vận động hay sử dụng thực phẩm giàu purin như: Thịt đỏ, bia, rượu, nước ngọt… Người bị gút thường có cảm nhận về đau đạt đỉnh trong suốt 12h đầu tiên. Lúc này, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau như bị cắn, xé, hoặc dao cắt đến mức không thể chịu đựng được.
     
    Ban đầu, bệnh chỉ gây đau một khớp, tiêu biểu là khớp ngón chân cái. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng, khớp ở các vị trí khác cũng có thể bị đau như: Bàn chân, gót chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay, hơn nữa còn là các khớp đau cùng lúc. Các khớp vai, hông, cột sống và hàm có tỉ lệ bị đau khá thấp. Một số bệnh nhân còn cảm thấy sốt, ớn lạnh, đau đầu, tim đập nhanh và buồn nôn.
     
     
    3. Các cách phòng ngừa bệnh gút đơn giản tại nhà
     
    Cẩn thận trong chế độ ăn uống
     
    Cách phòng chống bệnh gút hiệu quả chính là thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:
     
    • Hạn chế ăn các thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thịt chó, thịt cá rán,…
    • Không ăn thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối vì chúng không tốt cho sức khỏe nói chung và tình trạng bệnh gút nói riêng.
    • Hạn chế sử dụng rượu, bia, nước ngọt, thức uống chứa nhiều chất kích thích.
    • Tăng cường ăn các loại rau xanh, trái cây, trừ một số loại như: Cà chua, súp lơ, củ cải,… đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và không gây nên bệnh gút.
    • Uống đủ nước hàng ngày (2 – 2,5lít/ngày) cũng có tác dụng quan trọng giúp thải bớt lượng axit uric thừa, từ đó ngăn chặn sự tấn công của bệnh gút, làm cơ thể khỏe mạnh.
    • Mỗi ngày nên kiểm soát lượng muối ăn vào trong khoảng 2 - 5 gam
    Người bị gút không nên ăn thịt đỏ
    Người bị gút không nên ăn thịt đỏ
     
    Kiểm soát cân nặng
     
    Người béo phì chiếm tỷ lệ mắc bệnh gút khá cao, càng mập thì tỷ lệ axit uric máu cao cũng tăng. Do vậy, béo phì cũng được xem là nguyên nhân phổ biến làm tăng axit uric máu. Việc giữ cân nặng ở mức nhất định có thể giúp kiểm soát mức axit uric, phòng ngừa bệnh gút. Chúng ta cần vận động nhiều và kiểm soát chế độ ăn uống để giảm cân nặng.
     
    Tập thể dục đều đặn
     
    Nhiều người cho rằng, khi bị bệnh gút thì không nên tập luyện nhiều vì có thể ảnh hưởng đến khớp. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi người bệnh đang bị cơn đau gút cấp tấn công. Khi cơn đau không xuất hiện, người bệnh nên tập luyện thường xuyên để khớp được vận động. Người bị gút cần chú ý, chỉ nên tập các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ chậm, yoga, bơi lội,… để tránh gây ảnh hưởng tới khớp.
     
    Khi cơn đau gút cấp không xuất hiện, tùy thuộc vào nồng độ axit uric máu mà  bạn sẽ được chỉ định sử dụng thuốc để giảm nồng độ axit uric máu. Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong máu, nên được dùng để ngăn ngừa tái phát gút hoặc cơn đau do gút gây ra. 
     
    Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh, bạn sẽ được chuyên gia kê liều thích hợp. Bạn nên uống thuốc ngay sau bữa ăn và uống với nhiều nước để giảm kích ứng dạ dày. Đặc biệt, nên dùng thuốc thường xuyên tại cùng thời điểm mỗi ngày để mang lại hiệu quả cao nhất.
     

     

    Ngày đăng: 04-03-2020 852 lượt xem