• Sức đề kháng cơ thể và nâng cao đề kháng trong thời gian dịch bệnh

    Nhiều loại bệnh tật thường hay phát sinh như cảm cúm, ho, mệt mỏi... do sự suy yếu của sức đề kháng (miễn dịch) trong cơ thể. Chính vì thế, tăng cường sức đề kháng cơ thể sẽ giúp con người phòng tránh và chống chọi được với các loại bệnh tật kể trên, đặc biệt khi thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn...

    1. Chức năng của hệ miễn dịch (sức đề kháng cơ thể) là gì?
     
    1.1 Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh
    Hệ miễn dịch (sức đề kháng cơ thể) là hệ thống bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Con người mắc bệnh khi bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Phản ứng miễn dịch được diễn ra như sau:
     
    • Bước 1: Sức đề kháng cơ thể khỏe mạnh sẽ bảo vệ con người bằng cách thiết lập ra một rào cản ngăn chặn mầm bệnh hoặc kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể.
    • Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, sức đề kháng cơ thể tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu, cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Sức đề kháng sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia.
    • Bước 3: Trong trường hợp thất bại, sức đề kháng cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển.
     
    Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh
    Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh
     
    Sức đề kháng cơ thể có thể nhận ra hàng triệu kháng nguyên khác nhau và sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ hầu hết những yếu tố gây bệnh xâm nhập. Nếu hoạt động một cách bình thường, hệ thống phòng thủ phức tạp này có thể ngăn chặn các vấn đề sức khỏe từ cảm lạnh thông thường cho đến ung thư nguy hiểm.
     
     
    1.2 Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát
    Con người được sinh ra với một mức độ hệ miễn dịch (sức đề kháng cơ thể) nhất định, song chúng sẽ được cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một "ngân hàng" kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được “làm suy giảm” vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho sức đề kháng cơ thể chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.
     
    Tuy nhiên, sức đề kháng cơ thể sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.
     
    2. Làm thế nào để nâng cao sức đề kháng cơ thể?
    Sức đề kháng cơ thể dễ bị suy yếu bởi các yếu tố khác nhau do đó cần cải thiện và tăng cường sức đề kháng mỗi ngày để tạo ra hàng rào bảo vệ cơ thể luôn vững chắc, chống lại sự tấn công của các yếu tố gây hại như vi khuẩn, virus, nấm, kí sinh trùng…
     
    Nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể khỏe mạnh, đảm bảo chất lượng cuộc sống
     
     
    2.1 Xây dựng thực đơn ăn uống hợp lý, khoa học:
    Chế độ ăn uống bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất…góp phần tăng cường sức đề kháng cơ thể ngày một vững chắc. 
    Cơ thể được bổ sung vitamin C (chất chống oxy hóa mạnh)  hỗ trợ hệ miễn dịch tấn công lại vi khuẩn, virus. Bên cạnh đó, nó cũng giúp cơ thể tạo ra interferon (một loại protein ngăn không cho virus phát triển trong cơ thể). Vitamin C còn giúp tăng cường glutathione, giúp tăng cường chức năng thải độc và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.
    Các khoáng chất, kẽm góp phần duy trì sức đề kháng cơ thể khỏe mạnh hơn. Cơ thể thiếu kẽm khiến bạch cầu suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh. Bổ sung các khoáng chất, kẽm trong các trái cây tươi, chín mọng, có màu sậm, hải sản (cá hồi, tôm, cua…)
    Các loại gia vị hành, tỏi, kinh giới…giàu chất flavonoid giúp ngăn ngừa sự phát triển của các siêu vi khuẩn và chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
    Cung cấp thực đơn hàng ngày các loại trái cây và rau củ quả vì đây là nguồn cung cấp vitamin dồi dào. Các thực phẩm chế biến, chất béo (loại trong bánh ngọt và thực phẩm chế biến) và carbohydrate làm tăng mức độ viêm và do đó thực sự có thể làm giảm khả năng miễn dịch nên cần hạn chế trong thực đơn hàng ngày.
    >>> Xem thêm Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách phòng ngừa
     
    2.2 Tập thể dục, thể thao mỗi ngày
    Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày làm tăng lưu thông máu tới các cơ quan trong cơ thể, giúp đào thải các chất chuyển hóa độc hại từ đó giúp tăng sức đề kháng cơ thể.
    Bạn có thể lựa chọn các môn thể thao phù hợp với bản thân như yoga, đi bộ, đạp xe đạp, bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, gym…
     
    2.3 Giữ vệ sinh sạch sẽ
    Virus và vi khuẩn gây bệnh có mặt khắp mọi nơi, giữ vệ sinh là một trong những cách giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm do vi khuẩn, virus. Tập thói quen rửa tay thường xuyên đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để tránh bị mắc các bệnh về tiêu hóa.
     
    2.4 Chế độ nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp
    Nếu làm việc liên tục không nghỉ ngơi khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng cơ thể suy yếu và có thể nhiễm bệnh bất cứ khi nào. Nên làm việc có kế hoạch, một ngày dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn nhất định. Nếu cảm tháy quá mệt mỏi sau giờ làm việc có thể ngủ giấc ngủ ngắn giúp bạn lấy lại năng lượng.
     
     
    2.5 Suy nghĩ lạc quan
    Duy trì lối sống thoải mái, vô tư, vui vẻ, suy nghĩ lạc quan theo các nhà khoa học thì điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sức đề kháng cơ thể. Với những người có suy nghĩ tích cực và lạc quan với cuộc sống ít bị mắc các bệnh lây nhiễm, sức khỏe và tuổi thọ cao hơn.
     
    2.6 Đảm bảo giấc ngủ ngon
    Ngủ ngon và đủ giấc giúp tinh thần bạn sảng khoái, lấy lại năng lượng sau một ngày làm việc mệt nhọc. Giấc ngủ là yếu tố không thể thiếu giúp bạn tăng cường sức đề kháng cơ thể. Cần ngủ đủ 7 – 8 tiếng và có giấc ngủ chất lượng mỗi ngày.
    Nếu bạn khó ngủ hoặc hay thức dậy giữa đêm nên cố gắng đi ngủ đúng giờ, sớm hơn bình thường. Không nên ăn, tập thể dục trước khi lên giường vì điều này gây khó ngủ.
     
    2.7 Từ bỏ, hạn chế tối đa rượu bia thuốc lá
    Hút thuốc lá khiến cơ thể xuất hiện các thành phần tự do, sức mạnh tự vệ của cơ thể suy yếu vì liên tục phải vô hiệu hóa các thành phần tự do. Vì vậy, để có sức khỏe tốt hạn chế bệnh tật nên từ bỏ thói quen hút thuốc.
    Rượu bia là nhân tố khiến sức đề kháng cơ thể bị suy giảm, vì vậy mỗi ngày chỉ nên uống rất ít hoặc không uống.
     
     
    Ngày đăng: 16-03-2020 977 lượt xem